Kỹ Năng Phục Vụ Nhà Hàng - Quán Cafe

Chia Sẻ Quy Trình - kinh Nghiệm - Cách Phục Vụ

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Kinh Nghiệm Làm Phục Vụ Ở Nhà Hàng Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Nhân viên phục vụ nhà hàng là công việc mà rất nhiều các bạn trẻ chọn khi vừa bắt đầu đi làm. Tuy nhiên, nhiều bạn vì chưa có kinh nghiệm nên còn khá nhiều bở ngỡ và thường dễ dàng bỏ cuộc. Vì vậy, hôm nay chúng ta cùng ngồi lại chia sẻ với nhau kinh nghiệm làm phục vụ để giúp cho đỡ các bạn mới có thêm nhiều thông tin hữu ích.



Công việc phục vụ bàn ban đầu tưởng chừng như rất khó nhưng nếu bạn biết cách nắm bắt công việc này thì chúng lại cũng khá dễ dàng. Thậm chí nếu làm việc thêm một thời gian thì bạn sẽ dễ thích công việc này, ngoài ra nó còn mang đến cho bạn một khoản thu nhập ổn định. Vậy để vượt qua thời gian đầu khó khăn thì bạn nên lưu ý điều gì?

Thông thường, các bạn sinh viên ngành nhà hàng bắt đầu bằng công việc làm phục vụ tại các nhà hàng tiệc cưới ở nơi đó bạn có thể học hỏi các quy trình phục vụ trong nhà hàng tiệc cưới. Một số bắt đầu với việc rèn luyện kỹ năng phục vụ ở quán cafe đây cũng là một cách hay để nắm bắt tâm lý khách hàng. Nếu rèn luyện kỹ năng tốt chắc chắn bạn sẽ thành công trong ngành nhà hàng khách sạn


Nhân viên phục vụ nhà hàng là công việc thu hút rất nhiều các bạn trẻ (Nguồn: Internet)

1. Tìm hiểu thông tin về nhà hàng mình sẽ làm việc

Để giúp cho bạn làm quen nhanh chóng với môi trường làm việc thì bạn nên tìm hiểu về các thông tin bao quát chung về nhà hàng đó, bao gồm:

  • Loại hình phục vụ: Bạn có thể tìm hiểu xem nhà hàng phục vụ chủ yếu là món Âu hay món Á, buffet hay A la carte… vì mỗi loại hình sẽ có quy trình phục vụ khác nhau. Và khi đó, bạn có thể chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến loại hình phục vụ ấy để có sự chuẩn bị tốt nhất.
  • Đối tượng khách hàng: Điều này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt về giao tiếp, qua đó mang lại sự tự tin cho bạn từ những bước đầu tiên. Ví dụ như với nhà hàng gia đình thì cần sự cởi mở, thân thiện; nhà hàng dành cho khách doanh nhân thì cần lịch sự, chuyên nghiệp… Ngoài ra, nếu nơi bạn sắp làm việc chủ yếu tiếp đón khách nước ngoài thì bạn nên chuẩn bị về ngoại ngữ, thông tin về phong tục tập quán… chúng sẽ giúp bạn “ghi điểm” với khách hàng. 

2. Các kỹ năng cần thiết cho công việc

Trong bất cứ ngành nghề nào, để làm tốt công việc thì kỹ năng là yếu tố không thể thiếu. Nếu bạn chỉ mới vừa bắt đầu với nghề phục vụ thì hãy tập từ các kỹ năng cơ bản nhất như: bưng mâm, cách cầm dĩa thức ăn, cách lau dụng cụ ăn uống… Sau đó, khi thành thạo các kỹ năng cơ bản thì bạn hãy tiếp tục với những kỹ năng cao hơn như: cách order món ăn, quy trình phục vụ, cách xử lý tình huống…

3. Thái độ làm việc chuyên nghiệp

Đây là điều mà các nhà Quản lý luôn yêu cầu đối với nhân viên trong nhà hàng kể cả nhân viên cũ và mới. Với khách hàng, bạn luôn phải giữ thái độ niềm nở, vui vẻ và sẵn sàng phục vụ kể cả với những vị khách khó tính. Bên cạnh đó, bạn không nên nề hà, tỏ ra khó chịu với các công việc được cấp trên, quản lý giao cho. Ngoài ra, việc chủ động hỗ trợ đồng nghiệp khi họ đang bận rộn hoặc cần sự giúp đỡ sau khi bạn hoàn thành xong công việc, rãnh rổi. Và khi đến lúc bạn gặp khó khăn thì chắc chắn họ sẽ giúp lại bạn, qua đó tạo sự gắn kết, vui vẻ, hòa đồng và bạn sẽ có nhiều động lực để làm việc hơn.

Chủ động giúp đỡ đồng nghiệp sẽ giúp bạn tạo sự gắn kết và tiếp thêm động lực làm việc
(Nguồn: Internet)

4. Tinh thần ham học hỏi

Môi trường nhà hàng bao gồm rất nhiều công việc, quy trình khác nhau. Vì thế sự chủ động học hỏi sẽ giúp bạn thích nghi với công việc nhanh chóng hơn. Ngoài ra, việc tìm hiểu thêm nhiều kiến thức như về món ăn, đồ uống… sẽ giúp bạn có thêm thông tin bổ trợ cho việc phục vụ khách tốt hơn.

5. Luôn giữ tác phong, kỉ luật, nề nếp nơi làm việc

Cho dù bạn có giỏi đến đâu nhưng nếu làm việc ở môi trường nhà mà không có tác phong, kỉ luật, nề nếp thì sẽ khó lòng mà bạn trụ vững. Hãy luôn chỉnh chu tác phong trước và trong giờ làm việc. Ngoài ra, khi bắt đầu công việc thì bạn nên ghi nhớ các nội quy, quy định dành cho nhân viên mà bạn không được phép mắc phải, ví dụ như: quy định làm việc, quy định xử phạt – khen thưởng…

Người bồi bàn cần phải luôn niềm nở và sẵn sàng phục vụ thực khách trong mọi tình huống
(Nguồn: Internet)
Trên đây là 5 kinh nghiệm làm phục vụ nhà hàng mà kynangphucvu.blogspot.com đã đút kết, hy vọng chúng sẽ hữu ích không chỉ dành cho các bạn mới vào nghề mà cả các bạn đã và đang làm việc trong lĩnh vực ẩm thực.
Nếu bạn muốn trau dồi những kỹ năng phục vụ trong nhà hàng hãy theo dõi liên kết http://kynangphucvu.blogspot.com/search/label/phuc-vu-nha-hang để cập nhật những tin tức mới nhất về những quy trình, kinh nghiệm, cách phục phụ trong nhà hàng nhé

1 nhận xét:
Write nhận xét

Đăng Ký Nhận E mail